Người yêu tôi hỡi, tình quá du lịch châu Âu ngày cuối thu

Người yêu tôi hỡi, tình quá du lịch châu Âu ngày cuối thu

Khi mùa thu đang dần qua, những con đường cũng đã có những thảm lá vàng dày sụ, gió cũng đã mạnh hơn. Châu Âu lại bắt đầu lắc mình chuyển dần sang đông. Nhưng em ơi, đừng sợ cái rét của giao mùa nhé bởi có lẽ châu Âu sẽ lại quyến rũ em bằng những nét đẹp của ngày cuối thu. Thu châu Âu không đẹp chỉ bởi những thảm lá vàng phủ lối công viên thơ mộng, cung điện cổ soi bóng sử thi xuống dòng sông diễm lệ óng ánh nắng chiều. Cuối Thu châu âu còn là vẻ đẹp cuộc sống viên mãn của mùa thu hoạch, của sự bội thu đủ đầy. Cầm tay anh và chúng ta sẽ có một chuyến du lịch châu Âu thật đẹp nhé

Cuối thu và cánh đồng bất tận

 Nhà văn Mỹ nổi tiếng E. Hemingway từng cảm thán ngày cuối thu thu hoạch xưa cũ của châu Âu rằng:  “Người chăn dê đi lên con đường dốc, thổi sáo và người đàn bà sống ở tầng trên chúng tôi bước xuống phố, tay xách chiếc bình lớn. Người chăn dê chọn ra một con trong đàn dê đen nhánh, vú đầy căng, vắt sữa vào bình cho người đàn bà trong khi con chó của ông ép lũ dê còn lại dạt vào bên đường. Những con dê xoay đầu nhìn ngang ngửa như khách tham quan”.

Ngày nay, Paris hay Brussels, Munich hay Amsterdam, Madrid hay Milan… vẫn khiến khách du lịch phải kính cẩn trước những giá trị kiến trúc cổ và lối sống văn minh thành thị. Nhưng du lịch xứ sở này vào cuối Thu, chỉ cần bước ra khỏi trung tâm, băng trên những con đường nối thành phố với thành phố, quốc gia với quốc gia, lữ khách sẽ thấy thêm một hình ảnh châu Âu rất đặc biệt. Đó là châu Âu của những cánh đồng bất tận. Vẻ đẹp ngày mùa tưởng như đã vùi sâu trong tiềm thức người đô thị này bỗng sống dậy, ngọt ngào khác nào bát súp bí ngô đang bốc khói, thơm ngát như chiếc bánh táo vừa chín tới trong lò,…

Tháng 9, lúa mì đã bắt đầu trĩu bông rồi, trên các sườn đồi thoai thoải  cánh đồng nho đã trĩu quả, bắp nương cũng đã chắc hạt. Những cánh đồng cứ trải ra màu vàng nâu mịn màng thăm thẳm – màu của mùa vụ thu hoạch và chỉ cho tầm nhìn được nghỉ ngơi bằng những ngôi làng nhỏ hoặc một nông trang lơn nằm chênh vênh sườn đồi.

Sang tháng 10, trên cánh đồng bất tận lác đác những chấm đen nhỏ xíu của ba chiếc máy kéo cần mẫn xé cỏ, ép thân lúa mì thành từng cuộn tròn chắc như bánh xe bò rồi cứ để phơi ra trên đất nâu, chờ xe tải đến chở vào kho làm thức ăn dự trữ cho đàn bò khi mùa đông sắp tới.

Cuối thu, người châu Âu chuẩn bị cho mùa tiệc tùng tùng cuối năm thật đặc biệt. Ấy là lúc các siêu thị lớn ở châu Âu đồng loạt trưng biển “mùa thịt thúa rừng bắt đầu”. Được đãi món thịt thỏ lagu ngọt thơm trên bàn tiệc, du khách châu Á sẽ hiểu mình đã đến châu Âu đúng mùa mở cửa rừng, cánh thợ săn có giấy phép đi săn được phép vào rừng săn lùng bóng vịt đen trên nền trời xám, lần theo vết chân thỏ li tin in trong lớp băng mỏng cuối thu.

Người châu Âu đãi khách món thịt thú rừng, thực chất là thú chăn thả có mục đích trong những khoảng rừng rộng. Còn động vật hoang dã dĩ nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt. Săn bắn là thú vui giải trí, nhưng phải song hành bảo vệ rừng.

Trong suy nghĩ của người châu Âu, phải biết chăn thả thú trước khi học săn hạ chúng có kiểm soát. Cuối Thu cũng là lúc kết thúc chu kỳ sinh sôi của vạn vật nên chính phủ nhiều nước châu Âu cho phép mở cửa rừng săn bắn. Còn khi băng tan vào đầu Xuân cũng là mùa sinh sản, không thợ săn nào được phép hành nghề bởi muông thú, cây cỏ cũng cần phải được hồi sinh.