Tại đất nước mặt trời mọc, Tết chính là khoảng thời gian dành cho gia đình. Đêm giao thừa, mọi người sẽ quây quần bên chiếc bàn sưởi Kotatsu và cùng xem chương trình cuối năm trên TV. Có rất nhiều hoạt động truyền thống diễn ra vào ngày đầu năm mới, song người Nhật sẽ không bao giờ quên việc thưởng thức bữa ăn Osechi Ryori.
Người Nhật quan niệm rằng "những ngày đầu năm phải nghỉ ngơi, tránh làm lụng" nên các món ăn trong Osechi Ryori thường được chuẩn bị xong từ trước đêm Giao thừa. Các bà nội trợ sẽ chế biến sẵn khoảng vài chục món đẹp mắt và xếp chúng trong một chiếc hộp nhiều tầng có tên là Jubako. Đặc biệt hơn, mỗi nguyên liệu xuất hiện trong món Osechi Ryori đều mang một ý nghĩa riêng.
Mỗi món ăn giống như một lời chúc tốt đẹp gửi đến các thành viên trong gia đình vào ngày đầu năm mới.
Trong tiếng Nhật, "mame" ngoài nghĩa là "đậu" thì còn phát âm nghe giống với "làm việc chăm chỉ và sức khỏe tốt" nữa. Vậy nên đậu nành đen xuất hiện trong bữa cơm Osechi Ryori với hàm ý cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh, làm việc tốt.
"Kazu" có nghĩa là "số" và "Ko" nghĩa là "đứa trẻ". Món này tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống dịp năm mới.
Tên món ăn này có nghĩa đen là "người khai hoang ruộng lúa". Vì trong lịch sử, cá đã được sử dụng để làm đất ruộng trở nên màu mỡ hơn. Món này tượng trưng cho lời chúc một vụ mùa bội thu.
Bởi vì gốc rễ của cây ngưu bàng phát triển sâu trong lòng đất và tượng trưng cho sự thịnh vượng. Vậy nên người Nhật dùng món ăn này thay cho điều ước về năm mới dồi dào sức khỏe và thu hoạch tài lộc.
Bởi vì Datemaki trông giống như một cuốn sách, người ta ăn món ăn này vào năm mới với mong muốn có thêm sự thông thái và trí tuệ.
Hình dáng của loại bánh này giống với cách mặt trời ló rạng vào năm mới. Bên cạnh đó màu hồng (hoặc màu đỏ) của bánh tượng trưng cho may mắn còn màu trắng thể hiện sự tinh khiết.
Từ "kinton" có nghĩa là bánh bao bằng vàng và thường được dùng để chỉ kho báu vàng bạc. Người dân tại xứ sở hoa anh đào ăn loại bánh này vào dịp năm mới để cầu mong việc làm ăn phát đạt hơn.
Cá nướng là món ăn chúc mừng cho sự nghiệp thành công. Mỗi loài cá mang ý nghĩa cụ thể khác nhau, ví như cá tráp biển thể hiện ước muốn hạnh phúc còn cá chình tượng trưng cho thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Bởi vì con tôm có râu dài và thân mình cong giống với chiếc lưng còng của người lớn tuổi, nên được xem như biểu tượng cho sự trường thọ. Tôm cũng tượng trưng cho một cuộc sống mới bởi vì chúng là loài vật thay vỏ.
Củ sen có nhiều lỗ hổng, mang ý nghĩa về một tương lại thông suốt, không có trở ngại.
Món này tượng trưng cho mizuhiki - sợi dây trang trí nhỏ rực rỡ được làm bằng giấy lụa và thường sử dụng vào những dịp đặc biệt. Màu đỏ và trắng là hai màu chủ đạo trong các bữa ăn Osechi, biểu trưng cho điềm tốt lành.
Từ "Konbu" là một cách chơi chữ "hạnh phúc". Tương tự như món trứng cuộn Datemaki, hình dạng của món Konbu maki tượng trưng cho sự uyên bác và văn hóa.
Một củ khoai sọ có thể mọc ra nhiều củ khoai sọ nữa nên đây là một món ăn mang hàm ý cầu chúc sức khỏe cho trẻ em.
Bởi vì loài cây này nảy mầm từ một gốc duy nhất nên nó được xem như biểu tượng của sự đoàn tụ.
Ở Nhật, mực có ý nghĩa tôn vinh, kỉ niệm.
Trứng gà luộc được tách riêng lòng trắng và lòng đỏ rồi sau đem nghiền nhuyễn. Trộn thêm chút đường hoặc muối và đổ vào khuôn tạo hình. Hai màu sắc vàng và trắng đại diện cho niềm vui, sự hân hoan của mọi người vào ngày đầu năm mới.
Hai Hán tự xuất hiện trong tên món ăn này có nghĩa là "nhiều" và "may mắn".
Bởi vì lớp vỏ của loại quả này trông giống làn da nhăn nheo của người già nên người ta ăn hồng phơi khô với mong muốn có một tuổi thọ lâu dài.
Từ “daidai” có nghĩa là “từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Trái cam đắng của Nhật tượng trưng cho lời chúc gia đình sẽ có "con đàn cháu đống" vào năm tới.