Vì sao đấu trường La Mã được gọi là

Vì sao đấu trường La Mã được gọi là "kiệt tác của thời gian"?

Thật không quá lời khi gọi điểm du lịch vào bậc nhất thành Roma, nước Ý như vậy! Đấu trường La Mã đã từng khiến nhiều người muốn một lần chiêm ngưỡng khi biết đến công trình kiến trúc cổ đại này từ những bộ phim của Hollywood. Babartravel sẽ mang tới một số thông tin hữu ích về nơi đây, nơi đầu tiên nên tham quan nếu các bạn đang có ý định du lịch tới đất nước Italia trong thời gian tới.

Đấu trường La Mã – công trình kiến trúc có một không hai

Điểm thu hút nhất với du khách khi đến thăm đấu trường La Mã chính là được khám phá một công trình kiến trúc độc đáo vào bậc nhất thời đế chế La Mã cổ đại. Nó được ví như một “sân vận động” thời trung cổ, có hình bầu dục, cao 48m (tương đương với một tòa nhà hơn 10 tầng), dài 189m, rộng 156m, có sức chứa về sau lên đến 55.000 người. Đấu trường được kết cấu kiểu mái vòm bên trên tầng trệt, có tổng cộng là 80 cửa, trong đó 2 cửa dành cho Hoàng đế, 2 cửa dành cho các đấu sĩ, 76 cửa còn lại dành cho khán giả. Tất cả đều được đánh số, giúp khách có thể tìm thấy chỗ ngồi của họ. Công trình kiến trúc này được thiết kế hoàn hảo đến nỗi mỗi người có thể thoát ra khỏi nó trong vòng mấy phút. Điểm nhấn của đấu trường là Hypogeum, một phần của mạng lưới ngầm – những đường hầm dưới lòng đất, nơi các đấu sĩ tôi luyện trước khi đối mặt với đám đông và bên trên là sàn đấu. Nhưng điểm đặc biệt là không ai có thể tưởng tượng được rằng một nơi diễn ra các trận đấu đẫm máu của các võ sĩ giác đấu, những mãnh thú hoang dã… đã có niên đại gần 2000 năm này, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cho đến giờ tuy không còn nguyên vẹn, nhưng phần còn lại vẫn kiên cố, chắc chắn sừng sững với thời gian, mưa nắng. Thật không hổ danh khi ví đấu trường La Mã như một “chứng nhân lịch sử” của nhân loại.

 

 Nó được ví như một “sân vận động” thời trung cổ, có hình bầu dục, cao 48m (tương đương với một tòa nhà hơn 10 tầng), dài 189m, rộng 156m, có sức chứa về sau lên đến 55.000 người

 

 Nơi diễn ra các trận đấu đẫm máu của các võ sĩ giác đấu, những mãnh thú hoang dã… đã có niên đại gần 2000 năm này, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cho đến giờ tuy không còn nguyên vẹn

Từ tên gọi cho đến dấu ấn lịch sử của đấu trường La Mã

Đấu trường La Mã hay còn gọi là Đại hý trường La Mã. Tiếng La tinh là Amphitheatrum Flavium, tiếng Ý gọi là Anfitea tro Flavio hoặc quen thuộc nhất là Coloseum (Colosseo). Coloseum ở ngay tại trung tâm thủ đô Roma, được bắt đầu xây dựng vào thời Hoàng đế Vespasian năm 72 sau công nguyên. Đến năm 80 sau công nguyên, đấu trường được hoàn thành dưới thời Hoàng đế Titus. Và khoảng năm 81 – 96 sau công nguyên, vua Domitian sửa chữa thêm. Cho tới năm 1349 sau một trận động đất làm sụp đổ phần tường phía nam của công trình này, cùng với chiến tranh và nhiều lý do khác đấu trường khó giữ như được vẻ ban đầu. Tuy nhiên đến giờ nó vẫn được coi là công trình tiêu biểu nhất của đế chế La Mã cổ đại còn lại cho đến ngày nay. Và điều làm nên dấu ấn lịch sử của nơi này đó chính là “công dụng” của nó. Được xây dựng ra với mục đích tổ chức các cuộc chiến giữa các võ sĩ giác đấu, các loài mãnh thú. Ước tính các “trò chơi” đậm tính lịch sử, sinh tử và đẫm máu diễn ra ở nơi này là của hơn 500.000 người và hơn 1.000.000 động vật. Sau này đấu trường được đưa vào sử dụng với nhiều hình thức đa dạng hơn: biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ đại, nhiều lễ hội… Tất cả vẫn lưu giữ những nét đặc trưng của nền văn minh La Mã cổ xưa.

 

 Ước tính các “trò chơi” đậm tính lịch sử, sinh tử và đẫm máu diễn ra ở nơi này là của hơn 500.000 người và hơn 1.000.000 động vật

Một số lưu ý khi tới du lịch tại đấu trường La Mã

Phần còn lại của đấu trường La Mã hơn 2000 năm tuổi này chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu không có dự tính trước, bạn vẫn có thể dạo quanh toàn bộ khuôn viên bên ngoài của đấu trường, ngắm nhìn sự đồ sộ, cổ kính của những mái vòm đá vôi ba tầng và sự hài hòa của lối kiến trúc độc đáo này. Sẽ có lý giải cho bạn vì sao lớp dưới cùng của mái vòm được xây dựng không phải vì mục đích thẩm mĩ, mà là để kiểm soát đám đông rất hiệu quả. Còn đi vào bên trong bạn sẽ được khám phá sàn đấu rộng ở phía trên và một mạng lưới ngầm bên dưới, gọi là Hypogeum – trung tâm của công trình, nơi “đào tạo” các đấu sĩ trước khi tham đấu. Và có một tin vui là bắt đầu từ cuối năm 2017, đấu trường đã cho mở cửa tầng 4 – 5, tầng cao nhất để du khách tham quan. Vị trí này cao đến 52m so với mặt đất, các bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ quanh cảnh xung quanh như đồi Palatine, một góc thành Rome và quảng trường La Mã cổ đại. Phương tiện đi lại cũng cực kỳ thuận tiện, đó chính là tàu điện ngầm và xe bus. Tuy nhiên bạn sẽ phải tự động dập vé qua các cửa máy bấm (chứ không có người bán vé như ở Việt Nam) và vé hầu hết được bán tại các quán Tabachi hoặc quán bar hay các máy bấm tự động ở gần bến.

 

 Nếu không có dự tính trước, bạn vẫn có thể dạo quanh toàn bộ khuôn viên bên ngoài của đấu trường, ngắm nhìn sự đồ sộ, cổ kính của những mái vòm đá vôi ba tầng và sự hài hòa của lối kiến trúc độc đáo này

 

 Còn đi vào bên trong bạn sẽ được khám phá sàn đấu rộng ở phía trên và một mạng lưới ngầm bên dưới, gọi là Hypogeum – trung tâm của công trình, nơi “đào tạo” các đấu sĩ trước khi tham đấu

Hiện nay khi tới du lịch đấu trường La Mã bạn sẽ không còn được thưởng thức những trận đấu kịch tính của các võ sĩ nữa, nhưng với những gì chúng tôi chia sẻ như ở trên, chắc chắn bạn sẽ có một chuyến thăm không lãng phí tại nơi này. Và biết đâu đến đúng dịp mùa hè, bạn sẽ còn được thưởng thức những buổi biểu diễn hòa nhạc lớn như Paul McCartney và Simon và Garfunkel. Nước Ý xinh đẹp và đấu trường La Mã cổ kính cùng sự đồng hành của chúng tôi luôn chào đón các bạn!