Tử Cấm Thành- câu chuyện của những bức tường hồng

Tử Cấm Thành- câu chuyện của những bức tường hồng

Tử Cấm Thành hay Cố Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước kia. Đây là nơi ở của Hoàng tộc từ triều đại giữa nhà Minh tới cuối nhà Thanh. Với diện tích 720.000m2 gồm 800 cung và 9999 phòng, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay Tử Cấm Thành đã trở thành địa điểm thu hút hàng triệu khách du lịch tham quan mỗi năm. Du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng những cung điện xa hoa của các vua chúa thời xưa, những nét văn hóa hàng trăm năm trước mà còn bởi vì sự tò mò về những lời đồn đại phía sau những bức tường hồng cao vút của Tử Cấm Thành.

 Tử Cấm Thành nguy nga tráng lệ

Hồng tường thành và những điều chưa kể

Người ta nói, những bức tường cung màu đỏ của Tử Cấm Thành, đỏ một phần là do máu của người chết bắn lên. Suốt từ khi xây dựng cho đến những năm tháng sau này, những oan hồn trong tòa cung điện này, chưa bao giờ ít đi. Nói vậy thôi, nhưng khi du lịch Trung Quốc đến thăm Cố Cung lại luôn yêu những bức tường màu đỏ ấy, cùng với ngói lưu ly vàng, tuyết trắng và dương quang, đều là những điều khiến Tử Cấm Thành lộng lẫy và tươi đẹp hơn... Đừng nghĩ màu đỏ như một điều gì đó đáng sợ và gay gắt, hãy nghĩ đó như tấm áo cưới của cô dâu Trung Quốc: nhiệt liệt, may mắn và diệu kì.....

 Màu đỏ của sự may mắn

 Hay màu đỏ của những người đã bị chôn vùi ở nơi đây

Những bức tường ở Cố cung cũng đều được bảo trì rất cẩn thận y như các cổ vật khác. Màu sơn đỏ không được quá mới, cũng không quá cũ, để sơn sửa lại toàn bộ các bức tường đỏ tại Tử Cấm Thành cũng là cả một vấn đề lớn và tốn thời gian không ít đối với những người thợ phục chế.

 Những bức tường thành sâu hun hút

Tử Cấm Thành vốn là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất nên thường dân không được phép tiếp cận. Trong đó, Tiền Triều là nơi Hoàng đế họp bàn việc quốc sự với các quan đại thần. Đây cũng là nơi từng tiếp đón người nước ngoài, nhưng Hậu Cung lại là chốn bất khả xâm phạm.

 Tử Cấm Thành- minh chứng cho sự xa hoa của vua chúa

Không chỉ thể hiện trung tâm quyền lực của Hoàng đế Trung Hoa, Tử Cấm Thành còn chứng kiến những bữa tiệc xa hoa. Theo tài liệu cũ ghi lại, dưới triều nhà Thanh, mọi bữa tiệc trong Hoàng tộc đều do phủ nội vụ đảm nhiệm. Riêng với Từ Hy Thái hậu, mỗi ngày bà ăn 2 bữa chính. Mỗi bữa ăn bao gồm hơn 100 món khác nhau. Đương nhiên Thái hậu không thể dùng hết phần ăn này.

 Cố cung bất khả xâm phạm của bao đời vua Minh-Thanh

Cũng dưới thời các Hoàng đế nhà Minh, Thanh, một lượng lớn các phi tần được tuyển chọn vào cung để phục vụ nhà Vua. Sử sách ghi lại dưới triều nhà Thanh tuyển chọn khoảng 20.000 thiếu nữ vào Hậu cung làm thê thiếp. Cũng chính vì những điều lệ hà khắc, âm mưu chốn thâm cung nên có rất nhiều cái chết oan khuất đã xảy ra đằng sau những bức tường hồng của Tử Cấm Thành.

 Những việc gì đã xảy ra sau bức tường đỏ

Rất nhiều du khách khi đến đây đã thừa nhận rằng trong một khoảnh khắc nào đó, họ đã thấy được những bóng người thoáng qua của các cung nữ, thái giám, hay những hành lang đường đi lát gạch mà nắng chỉ có thể chiếu một nửa bên gọi là đường âm-dương. Tuy nhiên chính những câu chuyện kì bí đó lại chính là điểm thu hút nổi bật của nơi đây. Nếu đã một lần đến Trung Quốc, chắc chắn bạn phải đến Tử Cấm Thành.

 Cố cung ngày xưa

 Tử Cấm Thành bây giờ