Tháng 11 rực rỡ với lễ hội thả đèn trời tại Chiang Mai, Thái Lan

Tháng 11 rực rỡ với lễ hội thả đèn trời tại Chiang Mai, Thái Lan

Sau Tết truyền thống Songkran, lễ hội hoa đăng được người Thái Lan coi là sự kiện lớn thứ hai trong năm. Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 11 dương lịch. Lễ hội hoa đăng được tổ chức hàng năm trên khắp đất Thái Lan từ Bangkok, Sukhothai cho đến Phuket… Nhưng nổi bật nhất vẫn là ngày hội thả đèn trời tại Chiang Mai. Hình ảnh bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với hàng loạt thuyền hoa đăng nối nhau gây ấn tượng với bất kỳ du khách nào có dịp đặt chân đến đây.

Loy Krathong (có nghĩa là bè nước trôi), vào ngày hội, người dân sẽ thả những chiếc bè có hình hoa sen, nến và nhang xuống các con sông, kênh rạch, ao hồ. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 12 theo lịch âm Thái để tỏ lòng biết ơn với Đức Phật và dòng sông, cầu mong một năm mới nhiều điều may mắn.

Tuy nhiên, thành phố Chiang Mai nằm ở phía Bắc Lan nơi cố đô của vương quốc Lan Na, Loy Krathong ở đây có nghi thức khác thường là thả đèn trời kiểu Lanna (cũng hình hoa sen) bay lên bằng hơi nóng với niềm tin rằng khi những chiếc đèn lồng bồng bềnh trên không sẽ mang theo những phiền não của cư dân trong cộng đồng bay mất. Loy krathong ở Lanna, có tên là lễ hội "Yi Peng" (tiếng Thái: ยี่เป็ง). Do sự khác biệt giữa lịch Lanna cổ và lịch Thái mà thời gian Yi Peng được tổ chức lại là ngày rằm tháng 2 theo lịch cổ Lanna ("Yi" có nghĩa là "thứ hai" và "Peng" nghĩa là "tháng" theo tiếng Lanna). Vô số các loại đèn trời theo phong cách Lanna (gọi là khom loi (tiếng Thái: โคมลอย), nghĩa đen: lồng đèn thả trôi) được thả lên trời tạo ra một hình ảnh rất giống một đàn lớn các con sứa khổng lồ phát sáng, đang trôi nổi rất duyên dáng trên bầu trời. Lễ hội là thời gian để tham bun (tiếng Thái: ทำบุญ), để tích đức.

Người ta tạo ra khom loi từ một mảnh vải mỏng, hoặc từ bánh tráng và gắn vào đó nến hoặc pin nhiên liệu. Khi pin nhiên liệu được đốt cháy, sẽ tạo ra một lượng khí nóng bị bẫy bên trong chiếc đèn trời, tạo ra đủ lực để nâng khom loi bay lên trời. Ngoài ra, người dân cũng trang hoàng nhà cửa, vườn tược và đình chùa với khom fai (tiếng Thái: โคมไฟ): một loại đèn giấy có nhiều hình thù tinh tế. Khom thue (tiếng Thái: โคมถือ) là các loại lồng đèn để cầm trực tiếp trên tay hay treo vào một cái que nhỏ, khom khwaen (tiếng Thái: โคมแขวน) là các loại đèn treo, còn khom pariwat (tiếng Thái: โคมปริวรรต) là các loại đèn quay (do sức nóng của các ngọn nến bên trong) ở đình chùa. Vào dịp lễ hội, ánh sáng rực rỡ thắp sáng cả khắp mặt nước sông, lấp lánh trên các cành cây, mái nhà, bờ tường và tỏa sáng cả trời cao.

Bạn nên lưu ý việc mua vé để tham gia thả đèn trời và thả đèn trời đúng địa điểm, thời gian quy định là điều cần thiết vì chính quyền địa phương không cho phép các hoạt động cá nhân tự tổ chức thả đèn ngoài phố dễ gây nguy hiểm, cháy nổ.