Tham quan nhà thờ Đức Bà Paris - một tuyệt tác của nhân loại

Tham quan nhà thờ Đức Bà Paris - một tuyệt tác của nhân loại

Nhắc đến nước Pháp người ta thường nhớ ngay tới những công trình kiến trúc vô cùng vĩ đại, nổi tiếng. Cùng với tháp Eiffel, bảo tàng Louvre, Khải Hoàn Môn…, thì nhà thờ Đức Bà Paris cũng là một trong những địa điểm lừng danh không thể bỏ qua của du khách khi đến đây. Được coi là “báu vật” Công giáo, là niềm tự hào của nước Pháp, vậy điều gì đã tạo nên giá trị đặc biệt của nhà thờ Đức Bà Paris. Hãy theo chân BABARTravel, khám phá nhà thờ hơn 850 tuổi này nhé!

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ Công giáo nằm ở phía Tây của đảo Ile de la Cité giữa dòng sông Seine, trong quận 4 của thành phố Paris, Pháp, mang biểu trưng cho kiến trúc Gothic. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

 

 Nhà thờ Đức Bà Paris là một nhà thờ Công giáo nằm ở phía Tây của đảo Ile de la Cité giữa dòng sông Seine, trong quận 4 của thành phố Paris, Pháp, mang biểu trưng cho kiến trúc Gothic

Công trình kiến trúc này phải mất gần 200 năm để hoàn thiện, bắt đầu được xây dựng từ năm 1163 dưới thời của vua Louis XII cùng giám mục Maurice de Sully và hoàn thành vào năm 1350.

Những năm 1790, dưới tác động của cuộc cách mạng Pháp, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị hư hại trầm trọng. Các bức tượng bên ngoài mặt tiền toà nhà bị đập bể và nhiều thiệt hại khác bên trong. Công cuộc tu bổ được tiến hành vào năm 1845 và kết thúc vào năm 1991.

Nhà thờ mang đặc trưng cho kiến trúc Gothic với chiều dài 130m, chiều rộng 48m, cao tới 96m, có sức chứa từ 6500 đến 8000 người.

Ngày 16/4/2019, lúc 18h20' (giờ Paris) tức là 23h20' giờ Việt Nam, chuông báo cháy của Nhà thờ Đức Bà Paris vang lên, ngọn lửa bắt nguồn từ khu vực sát mái nhà thờ và nhanh chóng lan nhanh sang toàn bộ phần mái, tháp chuông... Do cấu trúc gỗ và kết cấu lâu năm nên bộ phận cứu hỏa phải rất cẩn trọng trong công tác dập lửa, không dùng được vòi nước lớn hay trực thăng phun nước vì sẽ làm sụp đổ tòa nhà.

Công tác phục dựng tái thiết Nhà thờ Đức Bà được bắt đầu ngay sau đó với sự chung tay của toàn nước Pháp và rất nhiều người yêu công trình kiến trúc này trên khắp thế giới. Quá trình có thể mất tới cả thập kỷ nhưng chúng ta hoàn toàn có thế tin tưởng vào một ngày "hồi sinh" của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà Paris

Quá trình xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris có sự tham gia của nhiều kiến trúc sư danh tiếng lúc đó như: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller, Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc…

Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, là chuyển tiếp giữa kiến trúc La mã và kiến trúc thời Phục hưng. Những kiến trúc này có khung vòm nhọn, có sườn chống đỡ khung vòm trần nhà và có cuốn bay - cột trụ vòng cung áp tường chịu đựng ở phía ngoài. Nhờ kiến trúc mái vòng cung đầu nhọn để ánh sáng bên ngoài qua các ô cửa sổ kính màu xuyên rọi vào bên trong.

 Nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic, là lối kiến trúc này có khung vòm nhọn, có sườn chống đỡ khung vòm trần nhà và có cuốn bay - cột trụ vòng cung áp tường chịu đựng ở phía ngoài

Mặt phía tây của nhà thờ nổi bật với lối kiến trúc tinh tế, hài hòa. Tòa nhà có hai tháp với chiều cao 69m. Hai đỉnh tháp chuông vươn lên đầy vẻ uy nghi, trường tồn.

 

 Tòa nhà có hai tháp với chiều cao 69m. Hai đỉnh tháp chuông vươn lên đầy vẻ uy nghi, trường tồn.

Phía bên dưới ngay trung tâm là cửa sổ hoa hồng có đường kính 9,6m với tượng Đức Mẹ ôm đứa trẻ, bên cạnh là hai thiên thần. Bên dưới cửa sổ là 28 bức tượng các vị vua đại diện cho 28 triều đại các vua Juda trước Chúa.

Dưới cùng là ba cửa sổ lớn được chạm khắc cầu kì tinh xảo. Cửa giữa lớn nhất là cổng Le Portail du Jugement Dernier (Buổi phán xét cuối cùng) với bức tranh tái hiện khung cảnh buổi phán xét cuối cùng của Chúa.

Bên trái là cổng Le portail de la Vierge (Đức Mẹ Đồng Trinh), với bức tranh điêu khắc kể lại cái chết của Đức Mẹ. Bên phải là cổng Le portail Sainte-Anne, được dành cho thánh Anne, mẹ của Đức Mẹ Đồng Trinh.

Bên trong tòa thánh đường là vòm trần cao 43m, được thiết kế cầu kì. Thánh đường được ánh mặt trời chiếu sáng nhờ các ô cửa sổ màu rực rỡ, tươi tắn. Mỗi khung cửa đều đặc biệt thu hút khách tham quan bởi những câu chuyên tôn giáo được các nghệ nhân khéo léo thể hiện trên đó.

 

 Bên trong tòa thánh đường là vòm trần cao 43m, được thiết kế cầu kì

Nhà thờ Notre Dame là nơi thờ Đức Mẹ, nên các chi tiết chạm khắc trong và ngoài nhà thờ đều chủ yếu mô tả về cuộc đời của Đức Mẹ Maria.

Bên góc trái phía sau cửa tây bắc là một cầu thang có 402 bậc dẫn lên tháp chuông, nơi mà đại văn hào Victor Hugo đã viết nên câu chuyện “Chàng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Tháp phía tây nam (bên phải) là nơi để một chiếc chuông lớn tên Emmanuel với cân nặng 13,000kg và một cây để rung chuông nặng 500kg.

 

 Tháp phía tây nam (bên phải) là nơi để một chiếc chuông lớn tên Emmanuel với cân nặng 13,000kg và một cây để rung chuông nặng 500kg[/caption]

Bên dưới nhà thờ là một lớp công trình ngầm. Dưới chân nhà thờ Đức Bà Paris hơn 79m là một Hầm mộ Khảo cổ kỳ lạ. Hầm mộ có chứa các hiện vật thú vị từ thời Gallo-Roman, bao gồm dấu tích cổ đại của một ngôi nhà từ thời Lutèce, tên gọi của Paris trong giai đoạn La Mã.

Khi vào nhà thờ, khách tham quan cần tuân thủ nguyên tắc ăn mặc cũng như không mang những vật dụng nguy hiểm. Túi xách sẽ được nhân viên an ninh kiểm tra.

Sau khi tham quan toàn bộ nhà thờ, bạn có thể nghỉ chân tại quảng trường Jean XXIII nằm ở phía sau nhà thờ.

Là một trong những biểu tượng kiến trúc vĩ đại của nước Pháp và châu Âu, theo thống kê trung bình khoảng 13 triệu người đến tham quan nhà thờ Đức Bà hàng năm, đồng nghĩa với con số trung bình hơn 35.000 du khách mỗi ngày. Địa danh này đã trở thành nơi được viếng thăm nhiều nhất ở Paris.