Thái là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, cư ngụ trên hầu khắp các tỉnh thành, tuy nhiên tập trung đông đúc nhất vẫn ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Với lịch sử sinh sống lâu đời, văn hóa của người Thái vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều nét đặc sắc. Ẩm thực chính là một khía cạnh phong phú đó. Bài viết dưới đây của Du lịch Á Châu sẽ bật mí cho bạn mâm cơm truyền thống tại gia đình người Thái bao gồm những món gì, để khi tới đây du lịch không bị bỡ ngỡ nhé!
Lá tỏi xắt nhỏ, muối theo kiểu muối dưa chua. Tỏi muối rất hợp khi ăn cùng với hoa của cây man ca, một loại cây họ dong riềng. Búp hoa man ca nướng lên cho thơm, sau đó ngắt từng cánh hoa trộn cùng muối tỏi. Có thể thêm vào rau mùi ta thái nhỏ. Món này thích hợp ăn kèm với những món thịt nhiều mỡ.
Băm nhỏ thịt bò, phổi bò, rau răm, lá hành, lá tỏi, trộn cùng tiết bò rồi nhồi vào trong lòng già. Sau đó đem những khúc lòng đã nhồi này đi phơi nắng để thịt lên men, có độ chua nhất định. Khi ăn thì đem nướng trên than. Nghe nói thời xưa đây là một món ăn quý, hiếm lắm mới được ăn và chỉ thường dành cho các cụ già cả trong gia đình.
[caption id="attachment_7196" align="aligncenter" width="960"]
Món ăn thường dành cho các người già[/caption]
“Pét” có nghĩa là số 8, “híp” là ống tre. Đây là món thịt lợn băm kèm tỏi nhồi vào trong một ống tre chẻ ra làm tám thanh nhỏ.
Có một câu chuyện dân gian đi kèm món ăn này. Truyện kể rằng ngày xưa có một nhà rất nghèo, có lần khách quý đến chơi, hai vợ chồng không có gì để mang ra đãi khách ngoài một xiên thịt lợn nướng. Khi bưng mâm cơm lên, người khách để ý thấy những đứa trẻ trong nhà không có mặt, liền hỏi nhà chủ: “Thế bọn trẻ con thì ăn gì?” Chủ nhà đáp: “Bọn trẻ đã có “pét híp” rồi”. “Pét híp” ở đây vừa có thể hiểu là tám ống tre nhồi thịt như vậy, vừa có thể hiểu là phần thịt ít ỏi còn dính lại trên những thanh tre chẻ mảnh sau khi đã bóc phần thịt lớn ra mời khách.
Đây là món chấm kèm gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Thái. Tầm quan trọng của nó cũng giống như nước mắm đối với người Kinh vậy. Để làm món này, trước tiên cần mang ớt đi rang trên chảo khô hoặc nướng trên bếp than để ớt dậy mùi thơm. Giã nhuyễn hỗn hợp ớt nướng, tỏi và muối. Sau đó cho thêm rau mùi ta vào giã tiếp cho đến khi được một hỗn hợp sền sệt. Có thể cho thêm mắc khén, thường là khi dùng để chấm thịt bò, bê và trâu. Nếu chấm thịt gà thì thêm lá chanh. Chẳm chéo được dùng để chấm gần như tất cả các món, thậm chí
ăn cùng xôi nếp.
Da lợn đem thui vàng rồi luộc đến khi chín mềm. Sau đó thái miếng hình chữ nhật vừa ăn. Gạo đem rang cho chín vàng rồi giã nhỏ cùng giềng. Đem hỗn hợp này để ướp những miếng da lợn đã luộc chín, cho vào lọ rồi ủ thêm vài ngày là có thể ăn được. Khi ăn, trộn cùng hành, rau mùi ta và ớt xắt nhỏ.
Hoẵng ở đây là tên dụng cụ ủ rượu. Rượu làm từ nếp cái, ủ, lấy nước nhỏ xuống, không chưng cất. Vị hơi giống rượu cần. Nhẹ cồn, giống nước hoa quả hơn là rượu.